Chuyển đến nội dung chính

Bắc Ninh: “Quả ngọt” từ tín dụng chính sách cho nông nghiệp

Cầm số tiền 70 triệu đồng vừa được NHCSXH huyện Quế Võ giải ngân cho vay, bà Hoàng Thị Chiu, ở thôn Cách Bi, xã Cách Bi phấn khởi vì gia đình có thêm tiền để đầu tư sản xuất, phát triển chăn nuôi. Với số vốn này, bà Chiu dự định sửa chữa chuồng và mua 2 con bò sinh sản cộng thêm chăn nuôi gà và làm 8 sào ruộng. Tin rằng với sự trợ giúp về nguồn vốn với lãi suất ưu đãi như hiên nay chỉ 4,6%/ năm là điều kiện thuận lợi để gia đình yên tâm đầu tư phát triển kinh tế, sớm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm: Bao giờ Quế Võ lên Thị xã?

Trong sự hối hả của những ngày cuối năm, đồng hành cùng cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quế Võ đến những địa chỉ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, chúng tôi có thêm cảm nhận về trách nhiệm của những người chung sức đưa đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Mùa xuân nữa lại về mang theo niềm tin và hy vọng cho những hộ nghèo, gia đình chính sách bởi nguồn vốn ưu đãi tiếp tục tạo sinh kế hỗ trợ vươn lên thoát nghèo, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Không riêng bà Chiu, nhiều người đến giao dịch tại trụ sở xã Cách Bi đều nở nụ cười tươi khi được cán bộ NHCSXH huyện trao tận tay đồng vốn. Trước đây, họ phải đến tận trụ sở ngân hàng để làm thủ tục, nhiều người ở xa đi lại rất mất thời gian. Nay có điểm giao dịch ngay tại xã, thời gian làm việc cụ thể được báo trước, người dân có thể chủ động sắp xếp để làm việc với ngân hàng. Đến ngày trả lãi, giải ngân, người dân chỉ cần đến làm việc tại các điểm giao dịch nên mọi thứ đều rất thuận lợi, nhanh chóng.


Gia đình chị Phạm Thị Khuyên, thôn Mai Cương, xã Cách Bi (Quế Võ) được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế.

Đầu năm 2022, gia đình chị Phạm Thị Khuyên, thôn Mai Cương, xã Cách Bi cũng được NHCSXH giải ngân cho vay 100 triệu đồng vốn vay hộ cận nghèo để tái đầu tư mô hình nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả. Chị Khuyên chia sẻ: Chồng tôi mất cách đây hơn chục năm, một mình tần tảo nuôi 2 con ăn học. Được sự trợ giúp của chính quyền địa phương, nguồn vốn vay ngân hàng, gia đình thoát khỏi hộ nghèo và tiếp tục được ngân hàng cho vay vốn chương trình cận nghèo để tăng gia sản xuất. Gia đình vừa thu vụ cá thứ 2 trong năm, sản lượng hơn 10 tấn cá, trừ chi phí lãi khoảng 70 triệu đồng”.

20 năm qua, trên địa bàn huyện Quế Võ có gần 90.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp hơn 11.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho hơn 35.000 lao động trong nước và gần 500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hơn 10.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng, cải tạo trên 30.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ gần 500 hộ nghèo có kinh phí xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ gần 100 đối tượng thu nhập thấp có kinh phí để mua nhà ở xã hội và sửa chữa nhà ở… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội, nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ thông qua NHCSXH huyện đã giúp 11 lượt doanh nghiệp được vay gần 27 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho gần 7.000 lao động...

Không chỉ có gia đình bà Chiu, chị Khuyên được tiếp sức nguồn vốn ưu đãi mà toàn huyện Quế Võ hiện có 15.000 khách hàng đang sử dụng vốn ưu đãi với tổng dư nợ hơn 527 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế, trang trải học tập cho con em, xây dựng các công trình nước sạch… tạo dựng cuộc sống ổn định. Theo ông Lê Xuân Diễn, Phó Giám đốc NHCSXH Quế Võ: Địa bàn có 21 điểm giao dịch lưu động tại xã, thị trấn, các cán bộ tín dụng chính sách ngoài việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ còn phải nhiệt tình, trách nhiệm, đi sâu, đi sát nắm chắc thực tế. Điều cơ bản, không chỉ đơn thuần đưa cho họ cần câu, mà phải giúp người dân “cách câu được cá” là cách làm ăn, phát triển sản xuất bền vững từ nguồn vốn chính sách. Tín dụng chính sách có tác động không nhỏ đến việc thay đổi nhận thức, tập quán trong tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân, biết thực hành tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất.

Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH được khẳng định khi các đối tượng thụ hưởng có cơ hội và tiền đề tiếp cận với hệ thống tín dụng, tài chính, với khoa học công nghệ và tư duy làm ăn mới. Từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, xây dựng ngày càng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, dịch vụ... Những kết quả này đã góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và tạo sự ổn định xã hội trên địa bàn. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác được củng cố và phát triển, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả đến với người dân. Đây là khối liên kết vững chắc, tác động tích cực đến việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Hành trình 20 năm thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi ở Quế Võ rất đáng tự hào, chất lượng tín dụng luôn được củng cố, nâng cao. Toàn bộ hoạt động của NHCSXH đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu, mở lối thoát nghèo cho nhân dân, giúp địa phương thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch Quế Võ mới nhất

Nguồn: Báo bác ninh

Nhận xét

Món ngon – Quán ngon – BACNINH.CITY

Bài đăng phổ biến từ blog này

Loại gà hiếm có khó nhân giống, cao to vạm vỡ, xưa đứng đầu bảng trong hàng Tiến Vua, nay giá tới 500k/kg vẫn khan hàng

Gà Hồ được coi là giống gà quý hiếm bậc nhất, đứng đầu trong 5 giống gà tiến vua ở Việt Nam . Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, sản phẩm gà Hồ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh lại ở trong tình trạng “cháy hàng” vì nhu cầu mua tăng cao. Có thể bạn quan tâm: Bao giờ huyện Thuận Thành lên Thị xã? Những ngày này, người dân từ khắp nơi đổ về thôn Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để 'săn lùng" tìm mua đặc sản gà Hồ để tặng cho người thân như một món quà Tết truyền thống mang hàm ý “đầm ấm, sung túc, lo đủ”. Ông Nguyễn Đăng Chung – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, để nuôi được một lứa gà thương phẩm, người nuôi phải mất từ 10 – 12 tháng nhọc công chăm sóc.  Gà được nuôi chăn thả tại vườn gia đình với nguồn thức ăn chủ yếu là thóc, ngô cám gạo, rau xanh và hoàn toàn không sử dụng thức ăn theo hướng công nghiệp. Có như vậy thì thịt gà Hồ mới luôn giữ được vị chắc, ngọt, thơm ngon. “Thịt gà Hồ có tỷ lệ hàm lượng din

Nhiều chính sách hỗ trợ đưa nông nghiệp Bắc Ninh phát triển

Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm dưới 3% tổng GRDP nhưng luôn được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường, đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường và thu nhập ổn định cho người nông dân. Với xu thế phát triển này, Bắc Ninh có nhiều chính sách như dồn điền đổi thửa, hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật phát triển nông nghiệp xanh. Với nhiều chính sách hỗ trợ, Bắc Ninh đang cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng an toàn, hiện đại. Trên định hướng này, Bắc Ninh đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị, quy hoạch vành đai xanh nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ven đô-nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Tháng 7-2022, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số 07 về hỗ trợ phát

Thử nghiệm nuôi cá tầm bằng lồng bè trên sông Đuống: Nông dân hào hứng với hiệu quả kinh tế bất ngờ

Từ năm 2019, Chi cục Thủy sản Bắc Ninh đã triển khai Đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá tầm thương phẩm bằng lồng trên sông” được Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai tại 2 hộ nuôi với quy mô 4 nghìn con tại huyện Gia Bình và huyện Thuận Thành. Bắc Ninh có lợi thế về phát triển thủy sản nước ngọt với hệ thống sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống cùng hàng nghìn ha chuyển đổi từ đất lúa sang nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm qua, tại các địa phương trong tỉnh tích cực phát triển một số giống thủy sản mới nhằm thay đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, hướng đến giá trị bền vững. Từ năm 2019, Chi cục Thủy sản Bắc Ninh đã triển khai Đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá tầm thương phẩm bằng lồng trên sông” được Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai tại 2 hộ nuôi với quy mô 4 nghìn con tại huyện Gia Bình và huyện Thuận Thành. Đề tài được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể phát triển đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông. Bắc Ninh